NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỰC PHẨM THÔNG THƯỜNG

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỰC PHẨM THÔNG THƯỜNG

Ngày 10-07-2024 Lượt xem 143

Thị trường nhập khẩu Việt Nam đang ngày càng phát triển, trong đó ngành thực phẩm luôn sôi động với tiềm năng to lớn. Hiểu được điều này, bài viết sau của TIL sẽ mang đến cho bạn cái nhìn về các thủ tục nhập khẩu thực phẩm thông thường cùng những quy định, tiêu chuẩn bắt buộc, giúp bạn hiểu rõ hơn về “hành trình” chinh phục thị trường đầy tiềm năng này.

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm được quy định trong các văn bản pháp luật sau:
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 (Hướng dẫn Luật ATTP)
- Quyết định 1182/QĐ-BCT ngày 06/04/2021 (Danh mục hàng hóa thuộc quản lý của Bộ Công Thương)
- Thông tư 28/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 (Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế)
- Thông tư 01/2024/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2024 (Danh mục hàng hóa thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp)

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm

Bước 1: Xác định sản phẩm và chuẩn bị hồ sơ ATTP
+ Đối với sản phẩm động vật, thực vật chỉ qua bước sơ chế thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp thì phải tiến hành làm kiểm dịch (hàng kiểm dịch phải có giấy phép và giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu)
+ Đối với thực phẩm đã chế biến sâu và đóng gói thành phẩm thì phải làm ATTP
+ Các loại thực phẩm bán lẻ trên thị trường đều phải làm tự công bố sản phẩm
+ Đối với thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế sẽ khai ATTP ở trang web Một cửa Quốc gia
+ Đối với thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp sẽ phải làm hồ sơ ATTP bằng giấy tại các cơ quan quy định

Bước 2: Đăng ký kiểm tra ATTP đối với hồ sơ giấy
Sau khi đủ bộ chứng từ sẽ tiến hành đăng ký kiểm tra ATTP tại các cơ quan được quy định. Bộ hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký kiểm tra ATTP
+ Bill (vận đơn)
+ Invoice (hóa đơn)
+ Packing List (phiếu đóng gói hàng hóa)
+ Sale Contract (hợp đồng)
+ Bản tự công bố sản phẩm

Bước 3: Lên tờ khai hải quan
Sau khi có số đăng ký kiểm tra ATTP và bộ hồ sơ nhập khẩu sẽ tiến hành lên tờ khai hải quan

Bước 4: Thông quan tờ khai hải quan

- Đối với hàng hóa kiểm tra ATTP thông thường:
+ Sau khi có tờ khai hải quan sẽ tiến hành nộp bổ sung tờ khai hải quan cho cơ quan cấp chứng nhận ATTP, tiếp nhận sẽ kiểm tra bộ hồ sơ và cấp giấy chứng nhận ATTP
+ Hải quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ và chứng nhận ATTP. Nếu hồ sơ đúng như khai báo sẽ được thông quan hàng hóa

- Đối với hàng hóa kiểm tra ATTP kiểm tra chặt:
+ Hải quan sẽ kiểm tra đăng ký kiểm tra ATTP và hồ sơ xuất nhập khẩu, sau đó sẽ tiến hành cho mang hàng về bảo quản
+ Sau khi hàng về, doanh nghiệp thông báo với cán bộ tiếp nhận xuống kiểm tra và lấy mẫu. Có kết quả thử nghiệm sẽ được cấp chứng nhận ATTP và bổ sung kết quả cho hải quan và hàng hóa sẽ được thông quan, có thể kinh doanh ra thị trường

Thị trường thực phẩm Việt Nam tuy tiềm năng nhưng cũng đi kèm với nhiều thủ tục nhập khẩu phức tạp, khiến nhiều doanh nghiệp e dè. Hiểu được điều này, TIL hân hạnh trở thành người bạn đồng hành tin cậy, hỗ trợ quý doanh nghiệp chinh phục thị trường đầy hứa hẹn này với dịch vụ vận tải, hải quan, tư vấn chuyên nghiệp cùng giá cả hợp lý.


Thông tin liên hệ: 

CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ TIL

  • Hotline: Mr. Tuấn Anh: 0974.922.226 – Mr. Trung: 0916.100.388.
  • Email: salemng.hq@tilvn.com
  • Website: https://tilvn.com/ 
  • Trụ sở TIL tại Hà Nội: Rm.C2 -1616, Tòa nhà C2, Vinhome D’Capitale, 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • TIL Hải Phòng: Phòng 606, Tầng 06, Tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Phường Đông Hải, Quận Hải An, Hải Phòng
  • TIL Hồ Chí Minh: 23/23 E Đường 26, Phường Phước Long A, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Liên hệ wiget Chat Zalo Messenger Chat