NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU BẾP TỪ

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU BẾP TỪ

Ngày 02-11-2024 Lượt xem 93

Bếp từ, với những ưu việt vượt trội về công năng và hiệu quả, đã nhanh chóng trở thành thiết bị không thể thiếu trong các gian bếp hiện đại. Nắm bắt được tiềm năng thị trường, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn nhập khẩu bếp từ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Tuy nhiên, quá trình nhập khẩu này đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về các quy định pháp luật và thủ tục hải quan. Vậy nên, sau đây, hãy cùng TIL điểm qua những điều cần biết để nhập khẩu bếp từ.

Bếp từ là gì?

Bếp từ hay còn gọi là bếp điện từ, là loại bếp nấu hiện đại hoạt động bằng điện năng. Khi bếp hoạt động, nguồn điện sẽ đi qua cuộn dây đồng ở dưới mặt kính của bếp và dòng từ trường sẽ được sinh ra trong khoảng vài milimet trên mặt bếp, giúp đun nóng nồi và làm chín thức ăn…

Chính sách nhập khẩu mặt hàng bếp từ:

- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Bếp từ không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, doanh nghiệp có thể làm thủ tục nhập khẩu bếp từ theo quy định.
- Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ: Bếp từ thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ. Khi nhập khẩu bếp từ doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước trước khi thông quan và chứng nhận hợp quy.

Lưu ý:

+ Đối với bếp từ đơn: cần chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN và QCVN 9:2012/BKHCN 
+ Đối với sản phẩm bếp từ đôi cố định: cần chứng nhận QCVN 9:2012/BKHCN 

Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng 

- Hợp đồng , invoice , packing list 
- Hình ảnh sản phẩm, nhãn chính , nhãn phụ của hàng hóa 
- Bill of lading

Trình tự đăng ký kiểm tra chất lượng trên hệ thống một cửa quốc gia:

1. Duyệt đăng ký hải quan
2. Thông quan tờ khai
3. Doanh nghiệp lấy mẫu đem đến các cơ quan thử nghiệm để thử nghiệm và chứng nhận hợp quy 
4. Trả kết quả trên hệ thống một cửa quốc gia
5. Dán tem hợp quy và nhãn phụ cho hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường.

Lưu ý:

Doanh nghiệp lưu ý tem nhãn hàng hóa thể hiện đầy đủ và chính xác các thông tin theo ND 111/2022 để tránh phát trong quá trình làm thủ tục thông quan hàng hóa 

Hồ sơ hải quan, gồm:

- Invoice - hóa đơn thương mại
- Packing list - Phiếu đóng gói hàng hóa 
- Sales contract - Hợp đồng mua bán. 
- Bill of lading - Bill tàu 
- Certificate of Origin - chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có) 
- Các chứng từ khác (nếu có)

HS code của bếp từ:

Mã HS code của bếp từ 

- Nhóm 851660 - Nhóm các loại lò khác; nồi nấu, bếp đun dạng tấm đun, vòng đun sôi, thiết bị kiểu vỉ nướng và lò nướng.
- Nhóm 85166090 - Loại khác. 

Thuế:

- Thuế nhập khẩu: 20% 
- Thuế VAT: 10% 

Lưu ý: 

- Nếu có các chứng nhận xuất xứ C/O FORM E (Asean - China), C/O FORM D (Asean), … thì doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu  0% 
- Doanh nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc cần lưu ý tránh C/O form E dạng ủy quyền dẫn đến việc cơ quan hải quan Việt Nam từ chối C/O form E, gây thiệt hại về thuế cho doanh nghiệp.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực vận chuyển hàng từ trung Quốc về Việt Nam và các thị trường khác, TIL logistics có thể giải quyết triệt để các khó khăn trên cho doanh nghiệp khi nhập khẩu mặt hàng bếp từ về Việt Nam.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề thủ tục nhập khẩu, đăng ký kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy mặt hàng bếp từ hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ!


Thông tin liên hệ: 

CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ TIL

  • Hotline: Mr. Tuấn Anh: 0974.922.226 – Mr. Trung: 0916.100.388.
  • Email: salemng.hq@tilvn.com
  • Website: https://tilvn.com/ 
  • Trụ sở TIL tại Hà Nội: Rm.C2 -1616, Tòa nhà C2, Vinhome D’Capitale, 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • TIL Hải Phòng: Phòng 606, Tầng 06, Tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Phường Đông Hải, Quận Hải An, Hải Phòng
  • TIL Hồ Chí Minh: 23/23 E Đường 26, Phường Phước Long A, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Liên hệ wiget Chat Zalo Messenger Chat