- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018: Quy định chi tiết thi hành Luật An toàn Thực phẩm.
- Quyết định 1182/QĐ-BCT: Quyết định về việc ban hành danh mục các mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương.
- Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018: Sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC về kiểm tra, thủ tục hải quan, chính sách thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa ở Việt Nam.
- Nghị định bổ sung 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018: Quy định chi tiết về Luật Quản lý Ngoại thương.
Theo các quy định này, việc nhập khẩu đồ uống phải kiểm tra an toàn thực phẩm của nhà nước, trừ trường hợp miễn kiểm tra theo Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Doanh nghiệp cần lấy mẫu và tự công bố sản phẩm trước khi nhập khẩu. Quy trình nhập khẩu nước uống sẽ tiếp tục theo quy trình thông thường, bao gồm:
- Hoàn thành thủ tục tự công bố
- Kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định
- Thông quan hàng hóa
- 2009: Các loại nước ép trái cây hoặc nước ép từ quả hạch (nut) (kể cả hèm nho và nước dừa) và nước rau ép, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác.
- 2201: Nước, kể cả nước khoáng tự nhiên hoặc nhân tạo và nước có ga, chưa pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác hoặc hương liệu; nước đá và tuyết.
- 2202: Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác hoặc hương liệu, và đồ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước quả ép, nước ép từ quả hạch (nut) hoặc nước rau ép thuộc nhóm 20.09 (Thông báo số 3388/TB-TCHQ).
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố
- Bản TCB sản phẩm theo mẫu: Đính kèm hình ảnh theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
- Mẫu nhãn phụ dự kiến.
- Bản dịch nhãn chính (nếu bằng tiếng nước ngoài).
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm: Có hiệu lực 12 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ, do phòng kiểm nghiệm chỉ định hoặc được công nhận cấp.
- Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp (GPKD).
Nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Bước 2: Đăng ký kiểm tra nhà nước về An toàn Thực phẩm:
- Đối với hàng hóa thuộc quản lý của bộ y tế: Đăng ký kiểm tra nhà nước về ATTP tại trang web cổng thông tin một cửa quốc gia: https://vnsw.gov.vn/.
- Đối với hàng hóa thuộc quản lý của Bộ Công thương: Nộp hồ sơ giấy cho cơ quan kiểm tra nhà nước chỉ định.
+ Nếu hàng hóa thuộc diện kiểm tra chặt: Lấy mẫu sản phẩm để thực hiện kiểm tra. Đạt kết quả sẽ cấp chứng thư xác nhận.
+ Nếu hàng hóa thuộc diện kiểm tra thông thường: Cơ quan sẽ kiểm tra hồ sơ và cấp chứng thư xác nhận.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
- Các chứng từ cần nộp để được thông quan hàng hóa:
+ Tờ khai hải quan
+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Hợp đồng mua bán (Sales Contract)
+ Vận đơn (Bill of Lading)
+ Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hoặc mã REX (nếu có)
+ Hồ sơ kiểm tra nhà nước về ATTP và bản tự công bố sản phẩm
+ Các chứng từ khác cần thiết (nếu có)
Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ nếu không có vấn đề về hồ sơ sẽ tiến hành thông quan hàng hóa. Doanh nghiệp tiếp tục làm thủ tục còn lại để lấy hàng.
Có thể thấy rằng, những thủ tục để nhập khẩu nước ngọt, nước giải khát về Việt Nam tương đối phức tạp. Vậy nên, với cam kết về dịch vụ vận tải, hải quan, tư vấn,... chất lượng cao cùng giá cả phải chăng, TIL kỳ vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành của quý doanh nghiệp trong quá trình chinh phục thị trường này.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ TIL