Thị trường nhập khẩu Việt Nam đang ngày càng phát triển, trong đó ngành thực phẩm luôn sôi động với tiềm năng to lớn. Hiểu được điều này, bài viết sau của TIL sẽ mang đến cho bạn cái nhìn về các thủ tục nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe cùng những quy định, tiêu chuẩn bắt buộc, giúp bạn hiểu rõ hơn về “hành trình” chinh phục thị trường đầy tiềm năng này.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP: QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM.
- Thông tư 17/2023/TT-BYT: SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BÃI BỎ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM DO BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ BAN HÀNH.
Theo khoản 1 điều 6 Nghị định 15 năm 2018 về luật An toàn thực phẩm (ATTP) thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi nhập khẩu và kinh doanh ra thị trường cần phải đăng ký bản “Công bố sản phẩm” lên các trang thông tin của bộ y tế.
- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu (HỒ SƠ PHẢI HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ);
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế;
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của bộ y tế (Theo khoản 1 điều 8 nghị định 15 năm 2018).
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
- Bản tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm
-Tờ khai hải quan
Khi nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe nên lưu ý thông tin nhãn mác của hàng hóa. Ngoài những thông tin bắt buộc như: “Tên hàng hóa, Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, Xuất xứ hàng hóa” thì Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần thêm những thông tin khác phải thể hiện trên nhãn (Nghị định 111/2021/NĐ-CP) như:
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;
e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);
g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;
h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ TIL