Thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam đang phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm 6,60% cho đến năm 2029, tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhập khẩu mỹ phẩm để phân phối tại Việt Nam.
Tiếp nối tập 1 về các bước thông quan, sau đây TIL sẽ đề cập đến những lưu ý trong nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam.
- Đây là mã phân loại của hàng hóa được quốc tế quy chuẩn, dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy nên, việc xác định được mã HS của mỹ phẩm muốn nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp xác định được đúng chính sách, các loại thuế, thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm.
- Đáng chú ý, phần lớn các mặt hàng mỹ phẩm nhập khẩu về Việt Nam sẽ có mã số hàng hóa thuộc tiểu mục 3304 “Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân” và 3401 “sản phẩm làm sạch”.
Các mặt hàng mỹ phẩm đều phải đóng 2 loại thuế dưới đây để lấy được hàng ra khi hàng đã ở bến cảng/ sân bay
- Thuế nhập khẩu:
Tiền thuế nhập khẩu phải nộp = Giá trị hàng x thuế suất nhập khẩu
Trong đó, giá trị hàng (trị giá hải quan): là giá trị lô hàng khi bạn khai báo làm thủ tục hải quan.
- Thuế suất nhập khẩu: tính bằng phần trăm (%) dựa trên Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất của Bộ tài chính ban hành
Lưu ý: Để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, doanh nghiệp cần có C/O form VK hoặc C/O form AK hoặc C/O form E.
- Thuế GTGT (VAT):
Tiền thuế VAT = (Giá trị lô hàng + thuế nhập khẩu) x 10%
Về vị trí ghi nhãn mỹ phẩm: Cần được gắn trên hàng hóa, ở vị trí dễ quan sát, nhận biết dễ dàng đầy đủ các nội dung được quy định của cơ quan quản lý – Cục quản lý Dược – BYT. Nhãn mỹ phẩm không được tháo rời khỏi hàng hóa.
Về nội dung: Ngoài việc tuân thủ các quy định hiện hành về Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức/cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa… của mỹ phẩm nhập khẩu, nội dung trên nhãn hàng hóa cũng bao gồm:
- Định lượng
- Thành phần hoặc thành phần định lượng
- Số lô sản xuất
- Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng
- Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn
- Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm
- Thông tin, cảnh báo
Qua 2 tập có thể thấy, quá trình nhập khẩu hàng mỹ phẩm về Việt Nam gồm nhiều khâu quan trọng và phức tạo. Vậy nên, với cam kết về dịch vụ vận tải, hải quan, tư vấn,... chất lượng cao cùng giá cả phải chăng, TIL kỳ vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành của quý doanh nghiệp trong quá trình chinh phục thị trường màu mỡ này.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ TIL